[ Sức khỏe ] Những tác dụng của hoa hòe mà ít ai biết
Hoa hoè có màu trắng
hay vàng xanh nhạt, thường mọc thành từng chúm ở đầu cành. Hoa nở rộ vào tháng
5 đến tháng 8 hàng năm. Nó được thu hoạch lúc còn nụ, sau đó được phơi hay
sấy khô để dùng sống hay sao lại cho hơi vàng để uống.
Hoa
hoè có tác dụng nâng cao
sức bền thành mạch, cầm máu, kháng khuẩn và chống viêm, tăng hưng phấn và tăng
cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ
động mạch; lợi niệu, chống phóng xạ, bình suyễn và chống viêm loét.
Theo Đông y, hoa hoè
vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết,
thường được dùng để chứa các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ chảy máu, tiểu
ra máu, băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong
kinh, chảy máu mũi, chảy
máu ở tai, trị mụn nhọt, viêm loét...
Những bài thuốc dùng
hoa hoè
1. Trị mụn
nhọt mùa
hè: Dùng 30-60g hoa hòe khô, cho 1500ml nước sắc
lấy nước thấm rửa tại chỗ. Nước có thể hâm nóng lại, mỗi ngày rửa 2-3 lần, bã
thuốc có thể đắp vào chỗ đau.
2. Đại tiện ra máu: Hoa hoè, trắc bá diệp, kinh giới và chỉ xác, mỗi vị 45g, sấy
khô, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm.
3. Bệnh trĩ: Hoa hòe 12g, trắc bá than 12g, kinh giới 8g, chỉ xác 12g tán bột
mịn uống với nước sôi để nguội hoặc làm thang uống.
4. Chữa khó ngủ: Hoa hoè, hạt muỗng mỗi vị 40g, sấy khô, tán bột, ngày dùng 8g,
uống làm 2 lần.
5. Trị vảy nến: Hoa hòe sao vàng tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn, mỗi
lần uống 3g, ngày 2 lần, uống chung với nước sôi để nguội sau bữa cơm.
Tăng huyết áp: Hoa hoè 25g, tang ký
sinh 25g, hạ khô thảo 20g, cúc hoa 20g, thảo quyết minh 20g, xuyên khung 15g,
địa long 15g, sắc uống ngày một thang, ngày uống 3 lần.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét